Một mùa Trung thu nữa sắp tới, không khí đã tràn ngập những con đường, những góc phố, khắp nơi tưng bừng chuẩn bị cho thiếu nhi phá cỗ, vui hội trăng rằm.
Mùa Trung thu cũng là mùa của hồi ức, với những người đã trưởng thành, bôn ba với cuộc sống, đây sẽ là dịp để mọi người hồi tưởng lại những kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào cùng gia đình quây quần bên khay trà, vừa thưởng thức hương vị những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon vừa ngắm trăng và kể cho lũ trẻ nghe về sự tích “Chị Hằng, chú Cuội”.
Trung thu là những chiếc đèn ông sao lung linh đón gió
Trong ký ức của mỗi chúng ta, mỗi khi gần đến Trung thu, lũ trẻ thường háo hức cùng cha mẹ tự vót những que tre, mua những mảng giấy mầu tự tay làm những chiếc đèn ông sao đơn giản, hoặc thậm trí chỉ dùng những vỏ quả bưởi làm đèn lồng, hạt bưởi làm những chiếc vòng thơm phức.
Ngày nay, đời sống xã hội đã được nâng lên rất nhiều, trẻ em được đón Tết Trung thu đầy đủ hơn. Bên cạnh những món đồ chơi truyền thống, nhiều trẻ em còn được tặng những món đồ chơi điện tử hiện đại, đắt tiền. Nhưng không vì thế mà niềm háo hức đón Tết Trung thu với không khí rước đèn, trông trăng, phá cỗ... bị phai nhạt, lũ trẻ vẫn cứ háo hức như vậy, cùng nhau “rước đèn, phá cỗ” dưới ánh trăng.
Trung thu là những “Mâm cỗ trông Trăng”
Mâm cỗ Trung thu cũng thật là đơn giản, nhưng đó lại là tâm huyết của ông bà, cha mẹ gửi gắm rất nhiều tình cảm và nỗi niềm vào những mâm cỗ để con trẻ được phá cỗ trông trăng.
Một mâm cỗ với nải chuối chín vàng no đủ; hồng đỏ mang hi vọng; trái dứa mang ước nguyện nảy nở, sinh sôi; lựu ngọt ngào, may mắn; trái bưởi mát lành và đặc biệt không thể thiếu được là các loại bánh nướng, bánh dẻo truyền thống ngọt ngào như chứa đựng tình yêu thương.
Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi với đường và nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn - mang sắc thái của đất nước Việt Nam. Hình tròn của bánh thể hiện hình dáng vầng trăng thu tròn và trắng ngà trong biểu tượng ý nghĩa “đoàn viên gia đình” và nhất là tình yêu khăng khít giữa vợ chồng với nhau.
Bánh nướng gồm hai phần: vỏ bánh và thân bánh. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân có thể được làm bằng đậu xanh, khoai môn hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy lòng đỏ trứng muối có mùi vani hay sầu riêng; nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt lợn, vi yến, dừa, hạt dưa, ngó sen, bí đao... Hình tròn trong nhân là biểu hiện của sự tròn đầy, viên mãn. Vị mặn của trứng muối bị vị ngọt của những nguyên liệu khác trung hòa, điều này gợi cho ta đến một liên tưởng: trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm trải qua bao nhiêu đắng cay khổ sở thì vẫn có những người thân luôn bên ta, bao bọc chở che ta và trao cho ta vị ngọt của tình thương của cuộc sống. Cũng giống như chiếc bánh trung thu, trong mặn có ngọt, tạo nên hương vị đậm đà của cuộc sống.
Trung thu là những đêm hội múa lân
Theo quan niệm chung của người Á Đông, con lân tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt và hạnh phúc. Lân được xem là một thánh vật đứng hàng thứ nhì trong bộ tứ linh (long, lân, quy, phụng).
Nghệ thuật múa lân vô cùng tinh tế và độc đáo. Hễ nghe tiếng trống thùng thình, giục giã là mỗi chúng ta lại nghĩ có múa lân. Nhịp trống nhanh khi lân đang múa, trống chậm lúc lân quỳ, nhịp thưa và nhẹ là lân đang ngủ, khi lân thức dậy thì trống đánh rộn ràng... Rồi già trẻ, gái trai nô nức kéo đến xem lân múa. Nhìn lân tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng; các động tác vồ, cắn, lăn, ngồi, nằm, đứng, vặn mình... theo nhịp trống rộn rã trên giàn mai hoa thung, người xem như được tiếp thêm sức mạnh, ý chí và sự bền bỉ để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Múa lân trong dịp lễ tết được xem là mang tới điềm lành, tiếng cười cho không chỉ cho trẻ em mà cả người lớn vì nó tượng trưng cho sự may mắn , cho sự thịnh vượng, phát đạt...
Trung thu là Dịp gắn kết tình thân
Mỗi người sẽ có một ý niệm khác nhau về Trung Thu. Ngày nay, khi xã hội hóa, con người bị quấn vào guồng quay của công việc, những bộn bề lo toan trong cuộc sống mà quên mất rằng Tết Trung Thu không chỉ là những cuộc điện thoại ngắn hỏi thăm gia đình, những hộp bánh, hộp quà người ta tặng nhau cho có lệ mà ý nghĩa thực sự của nó nằm ở “tình thân”, là ở bữa cơm sum vầy bên gia đình, cùng lũ trẻ “phá” cỗ.
Bạn đã bao giờ tự hỏi “Đã bao lâu rồi mình chưa có một Tết Trung thu trọn vẹn bên gia đình?”. Vậy, Trung thu năm nay hãy tạm gác lại công việc, những lo toan để dành trọn vẹn cho mình một ngày cùng gia đình “hưởng thụ” cuộc sống, hít hà không khí ấm cúng trong ngày “Tết trung thu”.
Với mong muốn mang lại mùa Trung Thu ấm áp, trọn vẹn, đầy tình thương yêu cho người Việt, mùa trăng tròn năm nay, Bánh trung thu Thanh Dung tiếp tục mang đến cho mọi nhà món quà ý nghĩa để cùng “giữ nét văn hoá truyền thống, sống trọn phút giây hiện đại”. Chiếc bánh trung thu trao đi chính là biểu tượng của tình thân, tình bằng hữu, mang đậm nét văn hóa Á Đông. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống của Hải Hà luôn mang ý nghĩa đoàn viên, thắt chặt tình cảm cho cả gia đình trong đêm trung thu, như lời cảm ơn chân thành và tình yêu thương sâu đậm của con cái đối với cha mẹ. Những hộp bánh hiện đại thay lời chúc an làng, sung túc đến bạn bè, đồng nghiệp.
Với mẫu mã đang đa dạng, kiểu dáng sang trọng, màu sắc bắt mắt cùng chất lượng bánh hoàn hảo, những chiếc Bánh trung thu Thanh Dung hướng tới việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Bánh trung thu Hải Hà năm nay có những bước chuyển mình mới, vẫn là hương vị bánh trung thu truyền thống, tuy nhiên công thức chế biến có sự cải tiến, giảm hàm lượng đường, bánh ít ngọt hơn, mềm hơn, dẻo hơn, mịn hơn,… không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.
Công nghệ sản xuất bánh có sự kế thừa và phát huy tinh hoa truyền thống của công ty đồng thời kết hợp với máy móc hiện đại nhập khẩu, đảm bảo đặc biệt vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất theo tiêu chuẩn .
Bên cạnh việc bán lẻ, Bánh trung thu Thanh Dung luôn đủ số lượng và mẫu mã đẹp để phục vụ nhu cầu biếu tặng của các đơn vị trên toàn quốc. Chiết khẩu cao cho những đơn vị lấy số lượng lớn.
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!